THỰC HIỆN KHỬ KHUẨN TẠI NHÀ ĐỂ GIẢM THIỂU NGUY CƠ LÂY LAN COVID

Hiện nay, biến chủng Omicron đang làm cho các ca bệnh tăng lên nhanh chóng tại Việt Nam. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan và lơ là cảnh giác, phải luôn tuân thủ nguyên tắc 5K và giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh.

 

Trong trường hợp nào thì sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại nhà là cần thiết?

Đầu tiên ngôi nhà cần được thông khí tốt, thoáng mát và sạch sẽ. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để diệt trừ các vi khuẩn, nấm mốc và các mầm bệnh truyền nhiễm như covid. Ngoài ra thì bạn có thể khử khuẩn, tiệt khuẩn nhà bằng các dung dịch có tính sát khuẩn theo định kỳ.

Trong trường hợp nhà bạn có người ốm, mắc các bệnh truyền nhiễm thì việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại nhà là vô cùng quan trọng để phòng mầm bệnh sinh sôi và lây sang các thành viên khác của gia đình. Ngoài ra trong trường hợp nhà có người mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tai biến mạch máu não, viêm đường hô hấp mãn tính thì việc khử khuẩn nhà giúp mang đến một môi trường sống trong lành, tốt cho sức khỏe người bệnh.

 

Bộ Y tế Hướng dẫn cộng đồng thực hiện vệ sinh khử khuẩn tại gia đình để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó:

  • Khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày. Ngoài ra có thể sử dụng các dung dịch khử khuẩn có chứa Nano để tăng tính khử khuẩn và hiệu quả.
  • Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
  • Các bề mặt phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
  • Khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với các vị trí nền nhà, tường, bàn, ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh.
  • Khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày đối với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều kiển từ xa, điện thoại dùng chung. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.
  • Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện.
  • Thực hiện thu gom, xử lý rác thải hằng ngày theo quy định.

 

Ngoài ra, khi gia đình có F0 điều trị tại nhà, cần lưu ý có 3 mức độ vệ sinh:

(1) Khử khuẩn: tiến hành khi có F0 ở, sinh hoạt trong 24 giờ đầu tiên;

(2) Làm sạch: khi F0 ở từ 24 giờ đến 3 ngày;

(3) Vệ sinh thông thường: sau 3 ngày.

 

Theo đó, gia đình cần lưu ý mấy vấn đề sau:

– Làm sạch: với chất tẩy rửa thông dụng chứa xà phòng và chất tẩy rửa, khử khuẩn có chứa Nano để giảm thiểu số lượng mầm bệnh trên bề mặt và giảm thiểu nguy cơ của nhiễm trùng từ bề mặt.

– Làm sạch các bề mặt hay tiếp xúc hoặc khi cần thiết và sau khi bạn có người đến nhà thăm: như tay nắm cửa, bàn, công tắc, tay cầm, bàn bếp.

– Làm sạch thường xuyên hơn khi có người trong ​hộ gia đình của bạn khả năng cao bị nhiễm Covid-19.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Messenger Chat Zalo
Messenger Zalo