DẦU NHỚT Ô TÔ VÀ NHỮNG ĐIỀU PHẢI BIẾT

Dầu nhớt ô tô được ví như dòng máu lưu thông bên trong động cơ, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khởi động và vận hành xe ô tô của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu cho mình một chiếc xế hộp, bạn cần biết những kiến thức cơ bản sau về dầu nhớt để sử dụng và bảo vệ xe tốt nhất.

Dầu nhờn ô tô và 5 câu hỏi nhất định phải biết câu trả lời

Những gì làm nên dầu nhớt ô tô?

Dùng để bôi trơn cho các động cơ đốt trong, dầu nhớt được tạo thành bởi dầu gốc và các chất phụ gia. Trong đó, dầu gốc chiếm 75%- 80% trọng lượng, còn các chất phụ gia tuy chỉ chiếm thành phần nhỏ, nhưng quyết định sự khác nhau về chất lượng dầu nhớt.

Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học. Dựa vào thành phần của dầu gốc, chúng ta có thể chia dầu nhớt thành 3 loại:

  • Dầu khoáng: có thành phần chủ yếu là dầu gốc khoáng.
  • Dầu tổng hợp: là loại dầu cao cấp nhất do thành phần tinh khiết và tính năng ưu việt, cụ thể là tính ổn định độ nhớt cao hơn, giúp bảo vệ động cơ tốt hơn.
  • Dầu bán tổng hợp: là sự kết hợp giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp.

Thành phần của phụ gia (chiếm khoảng 20%-25%) bao gồm:

  • Polymer: chỉ có trong các loại nhớt đa cấp, giúp dầu nhớt hoạt động được trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
  • Phụ gia tẩy rửa và phân tán: giúp làm sạch máy.
  • Phụ gia chống mài mòn: giúp bảo vệ động cơ, giảm ma sát chống mài mòn cơ học.
  • Phụ gia chống ăn mòn: giúp chống lại quá trình ăn mòn hóa học và bảo vệ động cơ.
  • Phụ gia chống oxy hóa và chống tạo bọt: chống lại quá trình oxy hóa bên trong động cơ, giúp tính năng của dầu nhớt ít bị biến đổi bởi sự oxy hóa (đóng cặn, bị đặc…)

 

Về cơ bản dầu nhớt ô tô có 5 chức năng chính bao gồm:

  • Chức năng bôi trơn giúp giảm ma sát, giảm mài mòn kim loại và các chi tiết bên trong động cơ như piston, trục cam, xupap…. Nhờ tác dụng bôi trơn này giúp cho piston di chuyển lên xuống nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn tru trên bề mặt tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết, tăng hiệu suất vận hành và tăng tuổi thọ cho động cơ xe.
  • Khả năng làm mát khi động cơ hoạt động và tác dụng làm kín các khe hở bên trong động cơ khi vận hành.
  • Một trong những chức năng quan trọng của dầu nhớt ô tô là làm sạch động cơ. Sau một thời gian vận hành, dầu nhớt sẽ đóng vai trò loại bỏ và làm sạch động cơ, giúp xe chạy trơn tru và êm ái.
  • Cuối cùng là chức năng chống rỉ sét, dầu nhớt sẽ bao bọc và bảo vệ bề mặt các chi tiết kim loại bên trong động cơ để hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh hiện tượng oxi hoá dẫn đến hoen rỉ.

 

Cách kiểm tra và thay nhớt xe hơi

Kiểm tra và thay nhớt động cơ xe hơi định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ giúp cho động cơ được bảo vệ và vận hành một cách tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thay nhớt xe hơi như thế nào là chuẩn nhất. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn rõ hơn về vấn đề này:

Bạn có thể xác định thời điểm thay nhớt cho ô tô bằng cách kiểm tra que thăm dầu. Đây là phụ kiện mà bất kỳ một chiếc xe nào cũng được nhà sản xuất trang bị. Theo đó, ở trên que thăm dầu đều sẽ nấc min và max và để cho xe có thể vận hành trơn tru thì số lượng dầu phải nằm ở trong mức này. Ngoài ra, nếu bạn nhìn thấy dầu bám trên que thăm dầu có màu vàng hoặc cam thì có nghĩa rằng nhớt chưa cần thay và đang còn tốt. Tuy nhiên nếu dầu bám trên que là màu đen thì bạn hãy nhanh chóng thay nhớt cho xe ô tô.

Hướng dẫn kiểm tra dầu nhớt ô tô hiệu quả

Nếu bạn nhìn thấy dầu bám trên que thăm dầu có màu vàng hoặc cam thì có nghĩa rằng nhớt chưa cần thay và đang còn tốt

Trước kia, xe ô tô thông thường sẽ cần được thay nhớt khi động cơ vận hành được khoảng

3000 – 5000km. Nhưng hiện nay để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng xe cho người tiêu dùng, các hãng sản xuất hiện nay đã kéo dài được thời gian thay nhớt lên 6 – 12 tháng/lần hoặc khoảng 12.000 – 16.000km. Tuy nhiên, dầu nhớt có đặc tính là sẽ tự khô theo thời gian dù cho động cơ có vận hành hay không. Nên theo nhiều chuyên viên kỹ thuật chia sẻ thì chủ xe nên thay nhớt ít nhất là 2 lần/năm.

 

Tham khảo định mức thay nhớt xe ô tô cho từng loại động cơ

Nếu xe sử dụng động cơ xăng, dầu nhớt ô tô có cấp chất lượng được đề xuất sử dụng là: API SG, SJ; SL hoặc SM. Chữ S đại diện cho loại dầu dùng cho động cơ xăng, chữ cái tiếp theo diễn đạt cho cấp chất lượng (Xếp theo thứ tự ABC). Trên động cơ Diesel dầu nhớt nên dùng có cấp hiệu năng là: API CG-4, CH-4 hoặc CI-4. Chữ C đại diện cho động cơ Diesel, chữ cái tiếp theo là cấp chất lượng, số 4 thể hiện cho động cơ 4 thì.

Nếu bạn sử dụng dầu nhớt đúng chất lượng được kiến nghị thì chu kỳ thay nhớt sẽ đúng theo quy định. Ngược lái nếu thay dầu nhớt có chất lượng kém hơn thì chu kỳ thay nhớt sẽ ngắn lại.

Cấp độ nhớt SAE cũng là yếu tổ ảnh hưởng đến chu kỳ thay nhớt xe của bạn. Thông thường dầu nhớt có thông số SAE được nghị: SAE 40;50 (Dầu nhớt đơn cấp), SAE 15W-40 và 20W-50 (Dầu nhớt đa cấp).

 

Phần lớn các dòng xe ô tô hiện này đều sử dụng dầu nhớt đa cấp, nó có nhiều ưu điểm hơn so với dầu nhớt đơn cấp (Tiết kiệm nhiên liệu, giúp xe vận hành một cách êm ái hơn).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Messenger Chat Zalo
Messenger Zalo